5 cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng và quy trình tăng hạn mức thẻ

Xu hướng giao dịch phi tiền mặt ngày càng phát triển khắp thế giới. Trong số đó, thẻ tín dụng được đánh giá phổ biến và mang lại nhiều tiện ích vượt trội cho chủ thẻ. Sở hữu thẻ tín dụng, bạn có thể thanh toán trong và ngoài quốc gia. Đồng thời có thể chi tiêu trước trả tiền sau theo hạn mức cho phép. Vậy hạn mức thẻ tín dụng là gì và những quy định liên quan hạn mức này có gì cần lưu tâm không? Nếu bạn muốn tăng hạn mức thẻ thì làm thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, bạn đừng bỏ sót bất kỳ chuyên mục nào sau đây nhé!
Việc mở thẻ tín dụng giờ đây rất đơn giản. Chỉ cần vài bước điền thông tin và chứng minh thu nhập là bạn đã có thể sở hữu. Tuy nhiên, mọi sự tiện ích đều có những quy định ràng buộc. Với thẻ tín dụng, hạn mức chi tiêu chính là một trong những điều cần tìm hiểu kỹ.

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép thanh toán, chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường có thể là 01 tháng hoặc 3 tháng  tùy vào sự chấp thuận của ngân hàng mở thẻ.
Sau mỗi chu kỳ, ngân hàng sẽ gửi đến chủ thẻ bản sao kê chi tiết. Chúng bao gồm số tiền thanh toán, tài khoản nhận thanh toán, ngày giờ phát sinh giao dịch… Nếu tổng tiền thanh toán vượt quá hạn mức cho phép, chủ thể sẽ bị phạt theo tỷ lệ quy định.
Dùng thẻ tín dụng thanh toán trực tuyến hoặc chuyển khoản, bạn có thể dùng 100% hạn mức. Tuy nhiên, nếu dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt tại máy ATM thì chỉ được tối đa 50 – 70% hạn mức. Đồng thời bạn sẽ bị tính phí rút tiền cao và phải trả lãi cho ngân hàng. Lý do là vì thẻ tín dụng được phát minh để hạn chế giao dịch tiền mặt, không phải để rút tiền sử dụng.

Các yếu tố quyết định hạn mức tín dụng

cách xét hạn mức thẻ tín dụng
Hạn mức thẻ tín dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào thu nhập, lich sử tín dụng
Hạn mức thẻ tín dụng nhiều hay ít sẽ dựa vào:
  • Chứng minh thu nhập thường xuyên và sự ổn định của chủ thẻ. Điều này thông qua sự xác minh của ngân hàng.
  • Giá trị sổ tiết kiệm mở tại ngân hàng thời điểm hiện tại
  • Giá trị tài sản thế chấp của chủ thẻ tại ngân hàng mở thẻ
  • Số lượng giao dịch chuyển khoản hoặc tiền mặt của chủ thẻ tại ngân hàng.
  • Điểm tín dụng của chủ thẻ tốt hay xấu. Điểm này thể hiện uy tín của chủ thẻ trong việc thanh toán các khoản nợ vay ngân hàng ở hiện tại và quá khứ.
  • Hạn mức thẻ tín dụng chủ thẻ sở hữu khi mở tại ngân hàng uy tín khác

Có thể thay đổi hạn mức thẻ hay không?

Sau thời gian sử dụng và uy tín trong việc giao dịch, chủ thẻ có thể yêu cầu ngân hàng tăng hoặc giảm hạn mức thẻ tín dụng. Để đủ điều kiện yêu cầu điều chỉnh hạn mức, chủ thẻ phải:

Chứng minh tài chính thay đổi 

Chủ thẻ có thể thể hiện mức độ tài chính cá nhân đang thay đổi bằng 1 trong 2 cách dưới đây:
  • Cách 1 : Chủ thẻ phải có đủ giấy tờ chứng minh thu nhập tại thời điểm yêu cầu điều chỉnh đang tăng / giảm so với thời điểm mở thẻ trước đây. Giấy tờ cụ thể ngân hàng mở thẻ sẽ cung cấp cho bạn.
  • Cách 2 : Chủ thẻ phải chứng minh tài sản có giá trị của mình đang tăng/ giảm thông qua sổ tiết kiệm, tài sản thế chấp…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách đăng ký internet banking Techcombank online

Cách thanh toán tiền điện qua VNPAY - Hướng dẫn chi tiết

Giờ Làm Việc BIDV Tại Các Chi Nhánh Mới Nhất 2022